Nguồn gốc và lịch sử của tiền Tiền

Ngày nay, chúng ta sử dụng cả tiền xutiền giấy, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Trước khi những đồng tiền kim loạitiền giấy có mặt, con người đã sử dụng nhiều thứ khác thường để mua thứ họ cần, Chẳng hạn, ở một nơi nọ trên thế giới, người ta sử dụng răng cá mập như là tiền. Ở nhiều nơi khác, tiền có thể là những chiếc lông chim sặc sỡ và những chiếc vỏ sò quý hiếm. Có nơi người ta còn dùng cộng lông cứng trên đuôi voi để làm tiền. Lông chim là loại tiền nhẹ nhất từ trước đến nay. Chúng được sử dụng trên đảo Santa Cruz. Đá là loại tiền nặng nhất từ trước đền giờ. Chúng được sử dụng trên đảo YapThái Bình Dương. Có hòn nặng trên 500 cân Anh (1 cân Anh = 0,4536 kg). Loại tiền nhỏ nhất từ trước đến nay được phát hiện ở Hy Lạp. Tiền được làm bằng kim loại, nhưng có kích thước nhỏ hơn hạt táo. Không ai biết chính xác người ta bắt đầu sử dụng tiền dưới những hình thức đồng tiền kim loại từ khi nào. Các nhà khảo cổ đã phát hiện những đồng tiền kim loại có từ năm 600 trước công nguyên, vì thế ta biết chúng đã được lưu hành trong suốt một thời gian dài. Lúc đầu người ta sử dụng những kim loại quý như vàngbạc để chế tiền xu. Họ in hình người hoặc (con) thú trên mỗi đồng tiền để xác định giá trị của nó. Trong những năm 1200, người Trung Quốc đúc những đồng tiền bằng sắt. Những đồng tiền này giá trị chẳng là bao, cho nên người dân phải sử dụng một số lượng lớn khi mua hàng. Do đó rất bất tiện khi phải mang một số lượng lớn những đồng tiền sắt nặng nề nên chính phủ đã cho in những giấy biên nhận. Người ta mang các biên nhận này đến ngân hàng để đổi ra tiền xu. Đây là ví dụ đầu tiên ta có được về việc phát hành và sử dụng tiền giấy. Ngày nay, hầu hết các nước đều sử dụng cả tiền xu lẫn tiền giấy. Ở Mỹ, các loại tiền giấy đều có cùng kích cỡ và màu sắc như nhau. Chẳng hạn, tờ một đô la có cùng kích cỡ và màu sắc y như tờ một trăm đô la. Ở nhiều quốc gia khác, tiền giấy được in dưới nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Tờ có kích thước nhỏ hơn thì có giá trị thấp hơn. Việc này tạo điều kiện cho chúng ta chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể xác định được giá trị của chúng. Tất cả những sự kiện này khiến lịch sử tiền tệ trở thành một công cuộc nghiên cứu lý thú.

Tối ưu hóa thương mại

Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được trao đổi trực tiếp với nhau (thương mại trao đổi). Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được trao đổi với các loại hàng hóa khác mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ dàng. Loại hàng hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như , lạc đà, lông súc vật, dao, xẻng, vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi người ta khám phá ra rằng một số vật không còn được sử dụng nữa mà chỉ được tiếp tục trao đổi thì các bản sao chép nhỏ hơn và ít có giá trị hơn của các vật này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Thuộc về các loại hàng hóa trở thành tiền là các vỏ cho đến khi người Trung Quốc tiến quân vào năm 1950 (chữ "bối" 貝 trong "bảo bối" 寶貝 chỉ đến con sò).

Đó là các hình thức thanh toán đầu tiên trước khi có tiền. (Tiền trong tiếng La tinh là pecunia bắt nguồn từ pecus có nghĩa là con bò vì đồng tiền kim loại đầu tiên của La Mã tượng trưng cho giá trị của một con bò.) Khả năng có thể đếm được, dễ bảo toàn, dễ vận chuyển đã đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn vật liệu cũng như khả năng có thể giữ được giá trị. Các thỏi hay sợi dây bằng đồng thiếc hay bạc đáp ứng được các yêu cầu này vì có giá trị bền vững và có thể bảo toàn dễ dàng.

Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đúc từ vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và được dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc trả lương cho những người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng, Croesus, vì thế mà mang danh là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng không thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được.

Các chỉ trích và phê phán về thuyết cho rằng tiền hình thành từ thương mại trao đổi xuất phát từ những người đại diện cho Chủ nghĩa Nợ (tiếng Anh: Debitism), đặc biệt là Paul C. Martin. Lý luận được đưa ra là sử dụng một vật trao đổi thứ ba trước tiên là sẽ làm cho việc trao đổi phức tạp thêm. Từ một giao dịch biến thành hai giao dịch. Điều quyết định chính là chức năng của tiền, dùng để nối tiếp thời gian giữa nhu cầu cần dùng hàng hóa A và sự sản xuất hàng hóa B. Vì thế mà tiền ngay từ đầu không phải là hàng hóa và cũng không phải là một vật trao đổi mà là dấu hiệu cho một mối quan hệ nợ.

Tiền kim loại

Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới.

Chứng phiếu vàng của chính phủ Hoa Kỳ (1922)

Việc cố tình mài mòn đồng tiền để lấy bớt đi kim loại đã tạo nên nhiều vấn đề rất lớn trong việc sử dụng tiền kim loại. Việc giá trị của các kim loại quý biến động khi so sánh với nhau còn mang lại nhiều vấn đề lớn hơn. Giá trị của các loại tiền tệ khác nhau, bao gồm các đồng tiền bằng vàng, bạc và đồng, không thể giữ ổn định khi so sánh với nhau được. Bạc được mang ra khỏi Tây Ban NhaAnh vì các thương gia người Tây Ban Nha và người Anh đánh giá các đồng tiền vàng cao hơn một ít so với các đối tác thương mại quốc tế của họ, tạo thành một vấn đề lan rộng khắp trong thương mại quốc tế: Ở châu Á người ta lại không thấy có lý do gì để đánh giá vàng cao hơn như ở châu Âu. Vì thế mà bạc được mang đến châu Á để đổi lấy vàng. Giải pháp cho vấn đề này trong đầu thế kỷ 18 tại Anh là loại tiền tệ về nguyên tắc dựa trên vàng, Ngân hàng Quốc gia Anh (Bank of England) bảo đảm sẽ trả cho người sở hữu đồng tiền Anh quốc giá trị tương ứng với giá trị của vàng trên thị trường tại mọi thời điểm. (Xem: Kim bản vị). Các vấn đề của cuộc cải cách này có thể nhìn thấy ngay trước mắt: Làm sao có thể bảo đảm là ngân hàng không phát hành tiền nhiều hơn là số lượng tiền được bảo chứng bằng vàng của ngân hàng? Trong thập niên 1730 đã có một cuộc khủng hoảng tín nhiệm và Ngân hàng Quốc gia Anh chỉ được cứu thoát khi giới đại thương nghiệp của Luân Đôn sẵn sàng gánh vác lấy sự bảo đảm này. Về mặt khác các thủ đoạn gian lận trong tiền kim loại và biến động giá trị giữa các loại tiền kim loại trong nước không còn nữa.

Mãi cho đến trong thế kỷ 19 một số tiền tệ ví dụ như Đô la Mỹ vẫn được bảo chứng bằng vàng. Sau đó, chế độ bản vị vàng đã bị hủy bỏ trên toàn cầu để phục vụ cho việc tự do phát hành thêm tiền phục vụ các mục đích riêng của các chính phủ - dẫn đến hậu quả lạm phát.

Tiền mã hóa

Vì những nhược điểm của tiền kim loại và tiền pháp định, đồng thời với sự phát triển của mạng Internet, từ năm 2009, một loại tiền tệ mới đã được phát minh dựa trên sự đảm bảo của thuật toán mã hóa của mạng lưới máy tính, với tên gọi là tiền mã hóa. Bitcoin là loại tiền mã hóa đầu tiên và điển hình nhất, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto. Đồng tiền này có khả năng cạnh tranh trực tiếp với vàng do có đầy đủ các tính chất của kim loại này và vượt qua được sự kiểm soát của chính phủ.[1]

Tiền ngân hàng

Tiền ngân hàng hay còn gọi là tiền ghi nợ đang được lưu thông phổ biến trong các nền kinh tế hiện đại. Một khoản tiền gửi chính là tiền ngân hàng vì đó là khoản tiền ngân hàng nợ chủ tài khoản. Chủ tài khoản có thể rút tiền mặt hoặc viết séc, ra lệnh cho ngân hàng chuyển tiền để thanh toán cho một bên thứ ba. Tiền ngân hàng là phương tiện thanh toán được chấp nhận rộng rãi.